Ván ép MDF là loại ván gì?
Ván ép MDF (Medium Density Fiberboard) là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Ván MDF hiện chính là một trong những loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế nội thất nói chung bởi tính ứng dụng rộng rãi và sự hoàn hảo nhất định của nó.
Ván ép MDF được làm từ các loại gỗ nhân tạo có đặc điểm nổi bật như là độ bền cơ học cao, kích thước lớn, ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất nội thất, đồ mộc, xây dựng,… Trên thị trường hiện này cơ bản có 3 loại ván ép MDF chủ yếu gồm ván MDF trơn, MDF chống thấm và MDF phủ melamine, theo đó, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm cũng như đặc tính riêng phù hợp theo từng nhu cầu cụ thể của người sử dụng.
Đặc điểm và phương thức chế tạo ván MDF
1. Đặc điểm cấu tạo ván MDF
Ván MDF được cấu tạo từ các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, sáp parafin, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, chống ẩm mốc), bột độn vô cơ. Thông thường, thành phần của ván MDF có khoảng 75% là dăm gỗ, 11-14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6-10% nước và dưới 1% các thành phần khác (Parafin, chất làm cứng). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa melamine hoặc nhựa phenolic và polyme diphenylmethane diisocyanate (PMDI) được thêm vào chất kết dính để tạo ra ván MDF chống ẩm.
Các sợi gỗ (hoặc bột gỗ) được sử dụng trong thành phần của MDF chủ yếu được chuyển hóa từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý định của nhà sản xuất, các thành phần gỗ cứng nhất định có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.
Nguyên liệu để sản xuất tấm MDF bao gồm gỗ rừng trồng (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ lau, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm bào. dăm gỗ mềm. Ngoài gỗ thân, nguyên liệu đầu vào còn có thể tận dụng cành, trấu, dăm, mùn cưa từ quá trình gia công chế biến gỗ khác.
2. Phương thức chế tạo ván MDF
Ván ép MDF được sản xuất chế tạo theo 2 quy trình cơ bản gồm:
* Quy trình khô
Trong quy trình sản xuất ván MDF khô, các thành phần gồm keo, phụ gia được phun vào bột gỗ khô trong máy trộn, sau đó được sấy sơ bộ. Bột sợi ngoại quan sẽ được trải bằng máy rải thành 2-3 lớp tùy thuộc vào kích thước và độ dày của ván ép được làm. Các lớp này được đưa qua máy ép nóng. Máy ép thực hiện nhiều lần ép (2 lần). Lần thứ nhất (ép sơ bộ) cho lớp trên cùng, lớp thứ hai, lớp thứ ba. Lần ép thứ hai là ép tiếp ba lớp. Cài đặt nhiệt được đặt để đẩy hơi nước ra ngoài và từ từ đóng rắn lại keo. Sau khi ép, các tấm ván được xuất ra, mài viền, chà nhám và hiệu chỉnh để thành phẩm.
* Quy trình ướt
Trong quy trình sản xuất ván MDF ướt, bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (mat formation). Chúng được cào rải ngay sau đó lên mâm ép. Ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ. Tấm ván tiếp đó được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
BẢNG GIÁ VÁN ÉP MDF TẠI ĐÀ NẴNG MỚI CẬP NHẬT
Kích thước ván MDF |
Độ dày ván MDF |
Giá ván MDF tại Đà Nẵng |
1,220mm x 2,440mm |
2,3mm |
56.000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
2,5mm |
58.000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
3mm |
66,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
4mm |
85,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
4,75mm |
95,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
5mm |
135,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
7,5mm |
145,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
9mm |
155,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
11mm |
175,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
12mm |
185,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
15mm |
230,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
17mm |
255,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
25mm |
465,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
MDF chống ẩm 6mm |
170,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
MDF chống ẩm 12mm |
285,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
MDF chống ẩm 15mm |
350,000vnđ |
1,220mm x 2,440mm |
MDF chống ẩm 17mm |
365.000vnđ |
-------
Ván ép MFC là loại ván gì?
Ván ép MFC (Melamine Face Chipboard) là một dạng ván ép được phủ melamine trên bề mặt. Ván MFC còn được gọi là ván dăm (OSB, PB, WB) phủ melamine. Ván ép MFC hiện là loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong gia công sản xuất đồ nội thất.
Cây trồng tự nhiên trong thời gian ngắn được khai thác, sau đó được xử lý bằng cách ép và nén ở nhiệt độ cao, công suất lớn tạo nên lõi ván ép MFC. Bề mặt hoàn thiện của ván có thể phủ melamine, phủ PVC hoặc veneer để tạo vẻ đẹp và sự tinh tế cho sản phẩm.
Về cơ bản, ván ép MFC là loại ván dăm phủ melamine. Ván MFC được sản xuất bằng cách lạng gỗ, sau đó dùng keo để ghép và sử dụng công nghệ ép ván có độ dày tùy ý. Tuy nhiên, để tạo nên vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cho tấm ván thành phẩm, nhà sản xuất sẽ phủ một lớp melamine, phủ PVC hoặc veneer hoặc sử dụng giấy in vân gỗ để tạo nên những đường vân với màu sắc và đường nét bắt mắt. Tất nhiên, lớp phủ bề mặt này còn giúp bảo vệ lõi ván với khả năng chống ẩm và chống trầy xước cao.
Đặc điểm và phương thức chế tạo ván MFC
1. Đặc điểm cấu tạo ván MFC
Ván ép MFC được cấu tạo gồm 2 phần là lõi ván dăm và bề mặt Melamine
* Phần lõi ván dăm (Chipboard)
Phần này thường được lấy từ gỗ rừng trồng (các loại cây khai thác ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn, ...) Gỗ sau khai thác sẽ được xẻ thành dăm gỗ, kết hợp dùng kéo kết dính chuyên dụng được ép thành tấm dưới cường độ nén cực hạn.
* Phần lớp phủ bề mặt
Ván MFC thường được phủ một lớp melamine. Lớp melamine này có tác dụng chống thấm, chống trầy xước, chống cháy và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Lớp bề mặt này thường được thiết kế vân gỗ hoặc giả kim loại với nhiều màu sắc khác nhau khá đẹp mắt.
Về quy cách, ván ép MFC được chia thành 3 loại kích thước cơ bản: small size - medium size và big size.
* Ván MFC small size: Có kích cỡ 1,220mm x 2,440 mm. Độ dày từ 9mm đến 50mm
* Ván MFC medium size: Có kích cỡ 1,530mm x 2,440mm. Độ dày từ 18mm đến 30mm
* Ván MFC big size: Có kích cỡ 1,830mm x 2,440mm. Độ dày từ 12mm đến 30mm
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà sản xuất phủ lớp melamine có độ dày từ 1,5mm đến 50mm, phủ một mặt hay hai mặt khác nhau.
Tại Việt Nam, ván ép MFC được nhập khẩu chủ yếu là cỡ small size (1,220mm x 2,440mm). Vì kích cỡ này khá nhỏ gọn, phù hợp với các loại máy gia công và dễ dàng sử dụng trong quá trình thi công nói chung.
Về phân loại, ván MFC cơ bản có 3 chủng loại cụ thể như sau:
* Ván ép MFC loại thường: Ván ép MFC loại thường hay ván MFC tiêu chuẩn rất đa dạng và phong phú, với khoảng 80 mã màu, nổi bật như đen, trắng, xám nhạt, xám, chì … hoặc các màu vân gỗ như: Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại … Nếu bạn chỉ nhìn lướt qua thì bề mặt của dòng gỗ công nghiệp này rất giống so với gỗ thịt.
* Ván ép MFC chống ẩm: MFC chống ẩm hay còn gọi là MFC lõi xanh. Đặc điểm nổi bật của dòng gỗ này là khả năng chống ẩm do bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm. Hệ thống bảng màu vẫn đa dạng như gỗ MFC thường.
Điểm khác biệt nữa giữa MFC chống ẩm và MFC thường đó là gỗ MFC chống ẩm có phần lõi màu xanh, thường có trọng lượng nặng hơn so với MFC thường. Trọng lượng của gỗ MFC chống thấm rơi vào khoảng 740 – 760kg/ m3.
* Ván ép MFC phối 2 màu: Ngoài hai loại đặc trưng là thường và chống ẩm. Thì MFC còn cho ra đời loại ván kết hợp 2 màu sắc. Khi nhìn vào thành phẩm, bạn sẽ rất khó để phân biệt rạch ròi đường nối giữa 2 màu sắc của chúng.
Sản phẩm nội thất được làm từ dòng gỗ MFC phối màu này sẽ rất đẹp, sắc sảo … góp phần giúp cho nội thất trong không gian của bạn được nổi bật và ấn tượng hơn rất nhiều.
2. Phương thức chế tạo ván MFC
Ván ép MFC được sản xuất chế tạo theo quy trình cơ bản gồm:
Công đoạn thứ nhất: Khai thác gỗ rừng. Các loại cây có thời gian thu hoạch ngắn như keo, cao su, bạch đàn ... Hoặc tổng hợp các loại gỗ vụn, gỗ thừa, cành cây...
Công đoạn thứ hai: Gom và bào mịn vỏ, chỉ lấy phần lõi gỗ bên trong.
Công đoạn thứ ba: Cho gỗ tạp qua xử lý vào máy xay, nghiền thành dăm gỗ rồi rửa sạch.
Công đoạn thứ tư: Xử lý sơ bộ và trộn phụ gia, chất kết dính. Đây là những loại keo chuyên dùng trong sản xuất gỗ công nghiệp như: keo ure-fomanđehit, keo melamine - ure - fomanđehit ...
Công đoạn thứ năm: Ép sơ bộ lần 1, ép lần 2 để thành ván gỗ.
Công đoạn thứ sáu: Đánh bóng bề mặt
Công đoạn thứ bảy: Cắt tấm theo kích thước chuẩn và tiến hành đóng gói.
Ngoài ra ván ép MFC còn được phủ một lớp melamine bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ gỗ tốt hơn.
BẢNG GIÁ VÁN ÉP MFC TẠI ĐÀ NẴNG MỚI CẬP NHẬT
Kích thước mm (dài x rộng x dày) |
Mẫu loại và giá bán |
||
100 - Xám |
101 - Vân gỗ |
Đơn sắc |
|
2,440 x 1,220 x 9 |
243,000vnđ |
263,000vnđ |
283,000vnđ |
1220 x 2440 x 12 |
292,000vnđ |
318,000vnđ |
328,000vnđ |
1220 x 2440 x 15 |
313,000vnđ |
333,000vnđ |
353,000vnđ |
1220 x 2440 x 17 |
333,000vnđ |
353,000vnđ |
373,000vnđ |
1220 x 2440 x 18 |
353,000vnđ |
363,000vnđ |
383,000vnđ |
1220 x 2440 x 18 (chống ẩm) |
418,000vnđ |
438,000vnđ |
458,000vnđ |
Mua ván MDF và MFC tại Đà Nẵng tốt nhất ở đâu?
Quý khách có nhu cầu mua ván MDF, ván MFC và các loại ván ép tại Đà Nẵng có thể liên hệ ngay Đại lý ván ép Túy Hoa để được hỗ trợ mức giá tốt nhất!
Với thế mạnh là đại lý ủy quyền chuyên phân phối các loại ván gỗ công nghiệp của các thương hiệu lớn tại Đà Nẵng, Đại lý ván ép Túy Hoa sẵn sàng đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng với mức giá bán rẻ nhất thị trường hiện nay.
Quý khách có nhu cầu mua ván MDF, mua ván MFC hoặc các loại ván gỗ công nghiệp khác vui lòng liên hệ ngay hotline hoặc thông qua website của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Trân trọng!